Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thường trực HĐND huyện Ba Bể giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng

( Cập nhật lúc: 29/11/2020  )

Trong các ngày từ 16-24/11/2020, Thường trực HĐND huyện Ba Bể do Ông Ma Văn Duy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Ba Bể làm trưởng đoàn đã tổ chức cuộc giám sát chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện.

Đoàn giám sát làm việc tại Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể

Qua giám sát cho thấy, trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Các quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản triển khai hướng dẫn thực hiện các quy định của luật được triển khai thực hiện nghiêm túc và đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản quy định về bảo vệ phát triển rừng cơ bản kịp thời, thuận lợi cho tổ chức triển khai thực hiện. Các cơ chế, chính sách về bảo vệ phát triển rừng, chi trả dịch vị môi trường rừng được triển khai đúng quy định và có hiệu quả, qua đó từng bước góp phần quản lý bảo vệ phát triển rừng theo hướng bền vững. Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong PCCCR được quan tâm. Công tác khoán bảo vệ rừng được triển khai đảm bảo đúng quy định. Hầu hết các hộ, nhóm hộ nhận khoán có tinh thần trách nhiệm cao, bảo vệ tốt diện tích rừng được khoán bảo vệ. Tính đến nay, tổng diện tích rừng giao khoán bảo vệ trên 15.000 ha; Phong trào trồng rừng được duy trì và phát triển và hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Diện tích, chất lượng rừng được nâng lên. Riêng trong năm 2020, toàn huyện đã trồng được gần 950ha đạt 148% KH.

Các quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Từ năm 2018 đến nay, tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng trên địa bàn huyện trên 4 tỷ đồng. Nhờ có kinh phó dịch vụ môi trường rừng đã góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ phát triển rừng. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác bảo vệ phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng vẫn còn những hạn chế, bất cập, đó là: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa sâu sát, quyết liệt; địa bàn rộng, địa hình phức tạp, người dân sống trong vùng lõi còn đông, đời sống của nhân dân vùng cao còn khó khăn gây áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng; Ý thức, nhận thức của người dân còn hạn chế, trồng cây với mật độ dày trên một đơn vị diện tích; diện tích đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng nhỏ lẻ, phân tán, xa khu dân cư, không có đường lâm nghiệp.

Tại các buổi giám sát, Thường trực HĐND huyện đã biểu dương, ghi nhận những kết quả mà các địa phương đã đạt được trong thời gian qua đồng thời đề nghị trong thời gian tới các đơn vị, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đưa ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép; góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện./.

Vi Thị Lê, Văn phòng HĐND&UBND huyện
ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP