Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc hội thảo luận Tổ về 02 dự thảo Nghị quyết được trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

( Cập nhật lúc: 16/01/2024  )

Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp, sáng 16/01/2024, các vị đại biểu Quốc hội thảo luận Tổ về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

 

Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn chủ trì phiên thảo luận Tổ số 03

Đồng chí Hoàng Duy Chinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn chủ trì phiên thảo luận tại Tổ thảo luận số 03 gồm đại biểu Quốc hội thuộc các Đoàn ĐBQH tỉnh: Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi. Tham dự thảo luận Tổ có Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, ĐBH tỉnh Quảng Ngãi.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu tập trung thảo luận nhiều nội dung của dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Quan tâm đến các cơ chế nhằm tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Huân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn góp ý: Về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa cho hoạt động phát triển sản xuất quy định tại khoản 4 Điều 4 dự thảo, đại biểu đề nghị cần quy định làm rõ việc xác định “giá thị trường” trong trường hợp chủ dự án phát triển sản xuất trực tiếp sản xuất, cung ứng giống cây trồng vật nuôi, cơ quan quản lý dự án thanh toán trực tiếp chi phí sản xuất, cung ứng giống cây trồng vật nuôi. Bởi vì quy định dự thảo hiện nay chưa rõ thời điểm xác định giá thị trường là khi nào?

Liên quan đến nội dung quy định tại đoạn 2 điểm b khoản 4, đại biểu Hà Sỹ Huân đề nghị xem xét bổ sung cụm từ: “đối với trường hợp bên cung cấp hàng hóa không có tư cách pháp nhân” và cụm từ “Giá mua sắm hàng hóa thực hiện dự án không được cao hơn giá do Cơ quan tài chính cùng cấp, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã xác định”, theo đó chỉnh sửa thành: “Trường hợp chủ dự án ký kết hợp đồng mua sắm hàng hóa với bên cung cấp hàng hóa không phải là thành viên tham gia dự án phát triển sản xuất, chủ dự án có văn bản (hoặc đơn) đề xuất (kèm theo bản gốc hợp đồng mua bán có chứng nhận của cơ quan quản lý dự án đối với trường hợp bên cung cấp hàng hóa không có tư cách pháp nhân) gửi cơ quan quản lý dự án để thực hiện thanh toán cho bên cung cấp hàng hóa. Giá mua sắm hàng hóa thực hiện dự án không được cao hơn giá do Cơ quan tài chính cùng cấp, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã xác định”.

Bởi vì, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa chủ dự án với đơn vị có tư cách pháp nhân không cần thiết phải có chứng nhận của cơ quan quản lý dự án; còn giá mua sắm hàng hóa thực hiện dự án không được cao hơn giá do cơ quan tài chính cùng cấp, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã xác định để phù hợp với giá thị trường tại địa bàn thực hiện dự án.

Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại khoản 5 Điều 4, đại biểu thống nhất với phương án 01, đó là:“a) Thực hiện chính sách hỗ trợ theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân tham gia thực hiện dự án phát triển sản xuất. Việc xác định từng loại tài sản cụ thể cho từng đối tượng cụ thể do cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định khi phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Các vị đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận nhiều nội dung tại phiên thảo luận

b) Ưu tiên thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ trì liên kết vay để đầu tư tài sản phục vụ hoạt động phát triển sản xuất có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; không thực hiện hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước”.

Vì phương án này tạo thuận lợi trong việc quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm khối lượng công việc và mức độ phức tạp cho cơ quan chuyên môn tham mưu xử lý về tài sản của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Theo đại biểu, nếu lựa chọn theo phương án 02 sẽ gặp một số những vướng mắc, khó khăn, nhất là đối với những Hợp tác xã quy mô hoạt động nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nếu phải nộp lại ngân sách nhà nước phần giá trị còn lại của tài sản hình thành từ vốn ngân sách nhà nước là rất khó khăn; trường hợp, không có khả năng nộp lại ngân sách nhà nước phần giá trị còn lại của tài sản hình thành từ vốn nhà nước thì phần giá trị tài sản mà HTX đối ứng để mua rất khó xử lý. Mặt khác, các dự án có thời gian thực hiện tối đa 03 năm, việc mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ hoạt động sản xuất thường là năm thứ 2 hoặc năm thứ 3, việc sử dụng máy móc được 01 năm đã hết thời gian thực hiện dự án và tính khấu hao tài sản, xác định giá trị còn lại để nộp ngân sách nhà nước. Giá trị còn lại của tài sản lúc này cơ bản gần bằng giá trị ban đầu, như vậy Chủ dự án gần như phải bỏ 100% vốn đối ứng để mua là chưa phù hợp.

Cùng quan tâm đến dự thảo Nghị quyết này, đại biểu Nguyễn Thị Huế, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn góp ý đối với cơ chế, chính sách tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 dự thảo Nghị quyết. Đối với chính sách ủy thác vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại khoản 6, theo đại biểu đây là chính sách hết sức phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cần có tính toán cụ thể về tỷ lệ bố trí hợp lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội hợp lý.

Về chính sách cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại khoản 7, qua phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của 02 phương án được đề cập đến trong dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Huế nhất trí với phương án 02, đó là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần xem xét nghiên cứu có cần thiết xây dựng tiêu chí lựa chọn huyện thí điểm hay không và nên cân nhắc việc xác định số lượng huyện thí điểm (có thể nhiều hơn 01 huyện) để khi tổng kết, đánh giá thực hiện thí điểm có cơ sở để so sánh việc thực hiện giữa các địa phương…

Trước đó, tại phiên làm việc tại Hội trường, các đại biểu đã nghe các Tờ trình, báo cáo thẩm tra về các nội dung này.

Triệu Tuyên

Tin cùng chuyên mục


Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngay trong phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5(16/01/2024)

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Ủy ban nhân dân tỉnh (13/01/2024)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn(13/01/2024)

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Cục thuế tỉnh (12/01/2024)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tại thành phố Bắc Kạn (12/01/2024)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Chợ Mới (12/01/2024)

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn(11/01/2024)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ giám sát 5 chuyên đề trong năm 2024(11/01/2024)

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tại Sở Y tế(11/01/2024)

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tại huyện Chợ Đồn(09/01/2024)

ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP