Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chiều 24/10: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn thảo luận tại Tổ

( Cập nhật lúc: 26/10/2022  )

 

Chiều 24/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn thảo luận tại Tổ số 03 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh Ninh Thuận, Hà Giang, Gia Lai.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn tham gia ý kiến tại Phiên thảo luận.

Tham gia ý kiến đối với dự thảo nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét việc có nên quy định về kỳ họp chuyên đề; đề nghị quy định rõ hơn về thời gian đại biểu nghỉ trong Kỳ họp bất thường hoặc kỳ họp khác ngoài kỳ họp thường lệ; xem xét lại quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp khi đại biểu Quốc hội đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) đề nghị làm rõ định nghĩa “phiên họp toàn thể của Quốc hội”; đề nghị quy định về việc điều chỉnh thời lượng phát biểu của đại biểu tại hội trường để đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với nội dung từng phiên họp; đề nghị quy định trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban trong việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức các phiên họp và vai trò điều phối của UBTVQH trong việc tổ chức các phiên họp;...

 

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tham gia ý kiến tại Phiên thảo luận

Đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các ý kiến đồng tình với sự cần thiết trình Quốc hội ban hành quy định theo trình tự, thủ tục rút gọn việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng, qua đó giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để thực hiện thống nhất. Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) đề nghị cần thể hiện quy định này bằng một nghị quyết riêng, tuân theo Luật ban hành văn bản QPPL.

Đối với dự án Luật phòng chống rửa tiền (sửa đổi), các ý kiến nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành.

Lục Thúy
ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP