Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

( Cập nhật lúc: 02/11/2022  )

Sáng 01/11, sau khi nghe Tờ trình về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).


Qua thảo luận, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện thêm tính cấp bách, tính toàn diện khi thông qua luật tại một kỳ họp.

Các đại biểu tham gia nhiều ý kiến về tên gọi, khái niệm, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích từ ngữ, các hành vi bị cấm; đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền; nghĩa vụ, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các bộ, ngành, các đối tượng trong báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền; tiêu chí, cách thức, rủi ro quốc gia về rửa tiền; phân loại cách thức xử lý đối với các kết quả đánh giá rủi ro; cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, tiêu chí phân loại, mức độ rủi ro của từng loại khách hàng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Cũng có đại biểu nêu thêm về các đối tượng như bất động sản, các pháp nhân là thương mại; về việc thu thập, xử lý, phân tích, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, báo cáo giao dịch đáng ngờ theo lĩnh vực cụ thể và áp dụng các biện pháp tạm thời trì hoãn giao dịch; thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.

Một số đại biểu cũng cho rằng cần có quy định thích hợp về tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, thanh toán trên nền tảng kỹ thuật số; cơ quan phòng, chống rửa tiền và tính độc lập của cơ quan này; sự phù hợp với các cam kết quốc tế, tính đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp và các luật khác; quy định về dẫn chiếu, kết nối với các luật có liên quan; quy định về áp dụng luật, điều khoản thi hành.

Cuối phiên họp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Lục Thúy

Tin cùng chuyên mục


Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí(02/11/2022)

Quốc hội sẽ chất vấn 04 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: xây dựng, thông tin và truyền thông, nội vụ và thanh tra tại Kỳ họp thứ tư(31/10/2022)

Giám sát việc thực hiện các công trình, dự án đã được HĐND tỉnh thông qua danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Ba Bể(31/10/2022)

Quốc hội tiếp tục thảo luận kết quả phát triển KT-XH năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023(29/10/2022)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tham gia ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)(29/10/2022)

Quốc hội thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội(29/10/2022)

Quốc hội thảo luận về việc thí điểm cấp quyền lựa chọn biển số ô tô thông qua đấu giá và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk(26/10/2022)

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)(26/10/2022)

Chiều 24/10: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn thảo luận tại Tổ(26/10/2022)

ĐBQH tỉnh Bắc Kạn sôi nổi tham gia thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội(24/10/2022)

ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP