Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

( Cập nhật lúc: 08/01/2023  )

Tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, trong phiên họp chiều 06/01, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau đối với Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Phiên họp được truyền hình trực tiếp qua Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp chiều 06/01

Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội (tháng 10/2022). Ngay sau kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức có liên quan để tiếp thu, giải trình tối đa các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo Luật; tiếp tục tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên gia, xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật; tổ chức hội nghị lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động và tiến hành khảo sát tại địa phương về việc thực hiện chính sách khám bệnh, chữa bệnh và về tài chính, nhân lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trong phiên thảo luận này, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo Luật như: Việc sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh có liên quan đến nhiều luật nhưng chưa rõ tính tương thích, tính đồng bộ với các luật khác, trong đó có 2 luật đang được hoàn thiện để Quốc hội thảo luận thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là Luật Giá (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi); một số chính sách đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với người bệnh chưa phù hợp và chưa tháo gỡ được khó khăn trong thực tế; về xã hội hóa đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập với hình thức liên doanh, liên kết, quy định tự chủ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhất là tự chủ về tài chính là chưa rõ ràng; về các trường hợp không được hành nghề KCB và về quy định cấp Giấy phép hành nghề có thời hạn. Đối với nội dung về chính sách Nhà nước về KCB, có đại biểu đề nghị cần làm rõ cơ sở pháp lý của việc cắt bỏ địa bàn miền núi, đồng thời thể chế hóa, bổ sung thêm 3 vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với dự thảo luật  trình lần trước để Luật ban hành đảm bảo tính khả thi và đi vào cuộc sống.

Ái Vân
ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP