Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

( Cập nhật lúc: 13/10/2024  )

Trong đợt tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã nhận được một số kiến nghị của cử tri liên quan đến việc đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện thị trường các-bon rừng để địa phương có cơ sở triển khai, phát huy được tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Rừng trồng gỗ mỡ huyện Chợ Đồn

Kiến nghị trên đã được Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu, gửi đến Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và có văn bản trả lời như sau:

“Phát triển thị trường các-bon và các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chi các-bon là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thái khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phân nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng. Trên thực tế thời gian vừa qua có thông tin chưa đầy đủ, toàn diện về thị trường các-bon và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ các-bon từ rừng. Ngoài ra, việc trao đổi tín chỉ các-bon quốc tế còn có ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu giảm phát thái khí nhà kính quốc gia theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Trên cơ sở đó, ngày 02 tháng 5 năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đà ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương; rà soát cơ sở pháp lý đế phát triển thị trường các-bon, hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện.

Về cơ sở dữ liệu hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai tính toán tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC, làm cơ sở cho việc trao đổi tín chỉ các-bon rừng với các đối tác quốc tế; đang tích cực triển khai xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng theo chỉ đạo cúa Thủ tướng Chính phủ để phát triển thị trường các- bon rừng cả về chuyến nhượng, xác định giá tín chi các-bon rừng.

Về việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ sơ pháp lý, trước tình hình thực tế về nhu cầu trao đối tín chỉ các-bon và phát triển thị trường các-bon, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Dự thảo Nghị định đã đề xuất các quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành thị trường các-bon, các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế, trong đó bao gồm cả tín chí các-bon rừng.

Về việc xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Đề án và đang tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ liên quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án để Thủ tướng Chính phú phê duyệt để triển khai thực hiện”

Như vậy, khi Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam được Chính phủ ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài trong thời gian tới.

Ái Vân
ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP