Những vấn đề cụ thể do tập thể Thường trực HĐND quyết định
( Cập nhật lúc:
19/08/2021
)
Bước vào nhiệm kỳ mới của HĐND các cấp, Thường trực HĐND các cấp đều xây dựng, trình HĐND ban hành Quy chế hoạt động của HĐND cấp mình, trong đó quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và của Đại biểu HĐND cấp mình.
Mặc dù nhiệm vụ quyền hạn của Thường trực HĐND đã được quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương với 10 nội dung cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ của Thường trực HĐND, rất cần thiết phải có Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND do tập thể Thường trực HĐND quyết định ban hành; trong đó cần nêu rõ những vấn đề do tập thể Thường trực HĐND xem xét, quyết định. Đó là những nội dung cần được thảo luận, bàn bạc tập thể thực hiện tại các phiên họp của Thường trực HĐND quy định tại Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đó là:
1) Thông qua các dự thảo về Quy chế hoạt động của HĐND; dự thảo Tờ trình chương trình hoạt động, chương trình giám sát của HĐND trước khi trình ra kỳ họp HĐND;
2) Thống nhất về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp HĐND; xem xét các nội dung trước khi trình kỳ họp HĐND;
3) Thông qua dự thảo Tờ trình thành lập Đoàn giám sát của HĐND, dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của HĐND trước khi trình kỳ họp HĐND;
4) Xem xét, thông qua dự thảo Báo cáo hoạt động của HĐND 6 tháng, hàng năm; chương trình giám sát của HĐND hàng năm trước khi trình kỳ họp;
5) Thống nhất Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND cấp mình;
6) Thông qua chương trình, kế hoạch, kết quả giám sát của Thường trực HĐND;
7) Quyết định thành lập Đoàn giám sát của Thường trực HĐND; xem xét, thông qua Báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND;
8) Xem xét dự thảo Báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND hàng tháng, nhiệm vụ chủ yếu tháng sau;
9) Xem xét, quyết định các vấn đề do UBND và các cơ quan trình Thường trực HĐND giữa hai kỳ họp HĐND;
10) Xem xét nội dung thẩm tra, báo cáo kết quả giám sát của các Ban HĐND;
11) Thống nhất việc tổ chức phiên họp chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn giữa hai kỳ họp HĐND; phiên giải trình về những vấn đề Thường trực HĐND quan tâm.
12) Thực hiện quy trình để phê chuẩn danh sách Ủy viên các Ban của HĐND; cho thôi hoặc phê chuẩn bổ sung Ủy viên các Ban của HĐND;
13) Xem xét, thống nhất việc trình HĐND tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu;
14) Xem xét việc đưa ra HĐND hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND.
Một số nội dung khác do Chủ tịch và các Phó chủ tịch xem xét, quyết định, đó là:
1) Thống nhất về thời gian tổ chức, nội dung, chương trình các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất của Thường trực HĐND, quy định về thành phần tham dự phiên họp Thường trực HĐND; hoặc họp giao ban giữa Chủ tịch với các Phó chủ tịch HĐND tùy theo tính chất, nội dung nhiệm vụ;
2) Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các kết luận của Thường trực HĐND, các Kế hoạch hoạt động của các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và công tác tham mưu của VP;
3) Phối hợp với UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN để tổ chức các hoạt động của HĐND theo quy định hiện hành.
4) Quyết định hỗ trợ, thăm hỏi gia đình chính sách gặp rủi ro do thiên tai; hộ gia đình chính sách, người có công; tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, chiến đấu, có đóng góp cho Hội đồng nhân dân. Quyết định tặng quà lưu niệm, thăm hỏi ốm đau, tang lễ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân; chi hỗ trợ cán bộ, công chức, người lao động phục vụ Hội đồng nhân dân,...khi được HĐND giao.
Trên đây là một số nội dung để Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã nghiên cứu, tham khảo trước khi quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND cấp mình./.