Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cơ quan chức năng trả lời kiến nghị cử tri huyện Pác Nặm sau kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa IX

( Cập nhật lúc: 21/09/2018  )

1. Cử tri Hà Việt Phương, Chủ tịch UBND xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm đề nghị quan tâm kéo điện lưới quốc gia đến 02 thôn Nặm Khiếu và Tham Vè xã Nhạn Môn.

Trả lời:

Tại Quyết định số 3131/QĐ-BCT ngày 27/07/2016 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020 (Chương trình 2081), 02 thôn Nặm Khiếu và Tham Vè, xã Nhạn Môn được đầu tư trạm biến áp cấp điện. Dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi và đối ứng  ngân sách địa phương để thực hiện. Khi dự án được Trung ương bố trí vốn, UBND tỉnh sẽ triển khai thực hiện.

2. Cử tri Hà Việt Phương, Chủ tịch UBND xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các doanh nghiệp có phương án hướng dẫn người dân thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã phù với đặc điểm của địa phương và có phương án đầu ra cho các sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.

Trả lời:

Ngày 16/11/2017, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Hướng dẫn số 1475/HD-SNN về việc hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm và tại hướng dẫn này đã giao cho cấp huyện và cấp xã thực hiện triển khai mô hình theo quy trình; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh việc thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp như kinh tế hợp tác thể hiện chưa rõ nét, chưa thích ứng cơ chế thị trường; quy mô sản xuất còn nhỏ, diện tích manh mún, v.v... Bên cạnh đó, chính sách tín dụng hỗ trợ cho các chủ thể vay vốn để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới để thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn phù hợp với đặc điểm của địa phương và có phương án đầu ra cho các sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, triển khai Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời phối hợp với Văn phòng Điều phối XDNTM và giảm nghèo, các ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017, Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mặt khác đề nghị UBND xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm căn cứ vào định hướng quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp xác định những cây, con chủ lực, có thế mạnh ở địa phương và các hướng dẫn nêu trên lập dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa từ đó nâng cao số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm để có thể ký kết hợp đồng liên kết giữa các bên. Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp đề tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương.

3. Cử tri Ma Văn Việt, thôn Vi Lạp, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm đề nghị: Trường Cao đẳng nghề DTNT tỉnh Bắc Kạn có phương án tạo việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp ra trường để sinh viên yên tâm học tập.

Trả lời:

Tiếp thu kiến nghị của cử tri: Để làm tốt công tác học nghề và giải quyết việc làm cho con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong thời gian tới, từ phía nhà trường sẽ tích cực triển khai các giải pháp góp phần tạo việc làm cho sinh viên ra trường như đa dạng hóa các hình thức đào tạo, ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tư vấn, giới thiệu việc làm học sinh, sinh viên làm việc tại các doanh nghiệp,v.v... Đồng thời, nhà trường cũng cần có sự chủ động và phối hợp từ phía học sinh và gia đình, đổi mới tư duy, nhận thức về nghề nghiệp và việc làm phù hợp với nhu cầu thực tế.