Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát tại huyện Chợ Đồn
( Cập nhật lúc:
20/08/2024
)
Ngày 16/8/2024, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Vĩnh, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Chợ Đồn về Thực hiện Tiểu dự án 2, dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Đoàn giám sát kiểm tra máy sao chè do nhà nước hỗ trợ của Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chè shan tuyết Bằng Phúc do HTX Rượu men lá Bằng Phúc làm chủ trì liên kết
Theo báo cáo của UBND huyện Chợ Đồn, hiện nay, trên địa bàn huyện đang thực hiện 09 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó 06 dự án đã được phê duyệt. 3 dự án chưa được số chưa phê duyệt: 03. Tổng kinh phí thực hiện được phê duyệt cả giai đoạn 2022-2025: 25.932,019 triệu đồng
Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng: Tổng số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng đề xuất: 50 dự án, trong đó: 41 dự án đã được phê duyệt và triển khai thực hiện hỗ trợ, 09 dự án chưa phê duyệt. Tổng số kinh phí được phân bổ: 12.296,71 triệu đồng.
Theo UBND huyện Chợ Đồn, quá trình triển khai thực hiện các dự án luôn được sự quan tâm của các ngành chức năng của tỉnh, sự đồng thuận của nhất trí cao của các đơn vị chủ trì và người dân. Từ việc nhận được hỗ trợ, các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các dự án liên kết đã xây dựng được vùng nguyên liệu; người dân được hỗ trợ thêm sinh kế để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Các chính sách thuộc các chương trình MTQG được xây dựng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, do vậy người dân có thể lựa chọn đăng ký tham gia thực hiện các dự án hỗ trợ phù hợp đối với hộ, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hộ dân
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc như: Diện tích cây trồng chưa tập trung; quy mô liên kết trong dự án chăn nuôi của mỗi hộ chưa lớn; các sản phẩm nông nghiệp đặc thù liên kết tiêu thụ còn hạn chế và bị cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm của vùng ngoài tỉnh. Tiến độ triển khai thực hiện các dự án còn chậm so với kế hoạch, kết quả giải ngân đạt thấp. Đối với các dự án năm 2024: Từ tháng 4 đến nay bệnh dịch tả lợn Châu phi bùng phát dẫn đến việc triển khai các dự án chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, một số Dự án liên kết đang thực hiện chu kỳ 2 đến nay chưa triển khai; một số dự án cộng đồng đã thẩm định phê duyệt đang tạm dừng chờ hết dịch bệnh, một số xã đã chủ động thay đổi danh mục sang thực hiện các nội dung khác hiện đang lựa chọn đối tượng và lập hồ sơ nên tiến độ chậm. Đối với các dự án đã phê duyệt thực hiện: Phần nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án đối với các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị không có quy định chi cho các hoạt động thẩm định, nghiệm thu, kiểm tra, giám sát... vì vậy khó khăn cho chủ đầu tư trong tổ chức thực hiện.
Đoàn giám sát đi thực tế dự án Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Bò sinh sản do HTX Rượu men lá Thanh Tâm làm chủ trì liên kết
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế là do các dự án thực hiện năm 2022, 2023 do trong quá trình triển khai có nhiều vướng mắc trong quy định, hướng dẫn, cần thống nhất giữa các sở, ngành và chờ văn bản hướng dẫn vì vậy tiến độ lập và phê duyệt dự án trong năm 2023 chậm, đến Quý IV mới cơ bản hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án. Năm 2024, bệnh dịch tả lợn châu phi bùng phát trên địa bàn 17/20 xã, thị trấn ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án chăn nuôi lợn. Các cộng đồng dân cư còn hạn chế trong công tác quản lý thực hiện dự án. Các HTX còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành thực hiện các dự án, phải phụ thuộc nhiều vào các đơn vị tư vấn, dẫn đến còn có lúc lúng túng trong nắm bắt và triển khai thực hiện dự án.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị UBND huyện và phòng chuyên môn làm rõ một số nội dung như: Hiệu quả thực hiện các dự án chưa cao; khó khăn trong quá trình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; năng lực của đơn vị tư vấn; về đầu ra của sản phẩm; tập huấn cho người dân tham gia dự án; một số quy định về định mức kinh tế kỹ thuật được quy định tại Quyết định 1449/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn chưa phù hợp với thực tế...
Trước đó, Đoàn giám sát đã làm việc với HTX Nông nghiệp Bằng Phúc, HTX Rượu men lá Thanh Tâm, HTX Rượu men lá Bằng Phúc và đi thực tế trang trại, cơ sở sản xuất của các HTX.