Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thường trực HĐND tỉnh dự Lễ công bố Quyết định Bằng công nhận Làng nghề miến dong Côn Minh, huyện Na Rì

( Cập nhật lúc: 03/05/2024  )

Sáng ngày 01/5, tại Trụ sở xã Côn Minh, Thường trực HĐND tỉnh dự Lễ công bố Quyết định Bằng công nhận Làng nghề Miến dong. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, huyện và đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện.

Đồng chí Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng xã Côn Minh.

Xã Côn Minh có tổng số 221 hộ với 895 khẩu, 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 31,6 %; Tày 34,3 %; kinh 24,4%; Dao 9,5%. Tổng số hộ sản xuất Miến dong được rà soát: 49 hộ/04 thôn, chiếm 22,17%. Xã đã xây dựng phương án đề xuất công nhận làng nghề vào năm 2023. Trong đó nổi bật với nghề miến dong từ củ dong nguyên chất. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định; năm 2021, giá trị sản xuất đạt 14.400 triệu đồng; năm 2022, giá trị sản xuất đạt 12.563 triệu đồng. Trong xã hiện có gần 20 cơ sở chế biến tinh bột dong riềng và sản xuất Miến dong, tạo việc làm cho hàng trăm nhân công ở địa phương. Trung bình mỗi vụ, toàn xã sản xuất được gần 1.000 tấn Miến, thu về khoảng 50 tỷ đồng.

Trao Bằng công nhận làng nghề và phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nông Quang Nhất, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc công nhận Làng nghề Miến dong Côn Minh, huyện Na Rì sẽ tạo động lực, khích lệ cộng đồng dân cư, người dân trong xã tiếp tục mở rộng diện tích, quy mô sản xuất nhằm đảm bảo tính liên tục và bền vững của nghề, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát triển và quảng bá các nghề truyền thống, góp phần vào sự đa dạng văn hóa của địa phương, của tỉnh và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, cho cộng đồng làm nghề Miến dong...

Làng nghề Miến dong Côn Minh là làng nghề đầu tiên của tỉnh, sau khi được công nhận sẽ là tiền đề để UBND huyện Na Rì và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương, làm tốt việc này sẽ giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Đặc biệt giúp cho người dân có việc làm, thu nhập ổn định góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh./.

Chu Thái
ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP