Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc hội thảo luận trực tuyến về chính sách tài khóa, tiền tệ

( Cập nhật lúc: 10/01/2022  )

Ngày 07/01, theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Bắc Kạn phát biểu ý kiến tại điểm cầu Nhà Quốc hội

Bày tỏ quan điểm của mình, tại điểm cầu Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã chủ động, khẩn trương và cầu thị trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Liên quan đến chính sách về người lao động và thị trường lao động, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nêu lên thực trạng về tình hình mất việc, giảm việc làm trong đợt dịch vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng lớn đối với người lao động, dẫn đến xuất hiện những nhóm lao động dễ bị tổn thương. Thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung và cầu đều bị thu hẹp. Đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã khiến 1,3 triệu lao động phải dịch chuyển về quê dẫn đến đứt gãy thị trường lao động, thiếu hụt lao động nghiêm trọng tại một số tỉnh phía nam, nhất là những nơi tập trung động khu công nghiệp, khu chế xuất, trong khi nhiều tỉnh có lao động trở về đang phải đổi mặt với áp lực rất lớn về giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Điều này đã tạo ra một nghịch lý về cung cầu lao động, nơi cần lao động thì không có, nơi có lao động thì rất khó để tìm việc làm. Tính bền vững của quan hệ lao động đang có nguy cơ bị xâm phạm, do mất việc nhiều lao động ở khu chính thức có xu hướng chuyển dịch sang tìm việc ở khu vực phi chính thức dẫn tới số lao động tự do tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Qua đại dịch cũng đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ. Điều đó dẫn tới nhiều người lao động và sử dụng lao động nhưng chưa tìm được nhau.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhận định, đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới, để phục hổi và phát triển một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động, đại biểu dưa ra 03 kiến nghị: Thứ nhất, tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng với cả lao động chính thức và lao động ở khu vực phi chính thức, hiện nay dự thảo đang đề xuất dành 6,6 nghìn tỷ chỉ dành cho khu vực lao động chính thức là chưa phù hợp; Thứ hai, dành khoản kinh phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân; Thứ ba, dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ tiền đi lại, tiền xét nghiệm, hỗ trợ tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.

Ngày 07/01, theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bày tỏ quan điểm của mình, tại điểm cầu Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đã chủ động, khẩn trương và cầu thị trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Liên quan đến chính sách về người lao động và thị trường lao động, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nêu lên thực trạng về tình hình mất việc, giảm việc làm trong đợt dịch vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng lớn đối với người lao động, dẫn đến xuất hiện những nhóm lao động dễ bị tổn thương. Thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung và cầu đều bị thu hẹp. Đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã khiến 1,3 triệu lao động phải dịch chuyển về quê dẫn đến đứt gãy thị trường lao động, thiếu hụt lao động nghiêm trọng tại một số tỉnh phía nam, nhất là những nơi tập trung động khu công nghiệp, khu chế xuất, trong khi nhiều tỉnh có lao động trở về đang phải đổi mặt với áp lực rất lớn về giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Điều này đã tạo ra một nghịch lý về cung cầu lao động, nơi cần lao động thì không có, nơi có lao động thì rất khó để tìm việc làm. Tính bền vững của quan hệ lao động đang có nguy cơ bị xâm phạm, do mất việc nhiều lao động ở khu chính thức có xu hướng chuyển dịch sang tìm việc ở khu vực phi chính thức dẫn tới số lao động tự do tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Qua đại dịch cũng đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ. Điều đó dẫn tới nhiều người lao động và sử dụng lao động nhưng chưa tìm được nhau.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhận định, đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới, để phục hổi và phát triển một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động, đại biểu dưa ra 03 kiến nghị: Thứ nhất, tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng với cả lao động chính thức và lao động ở khu vực phi chính thức, hiện nay dự thảo đang đề xuất dành 6,6 nghìn tỷ chỉ dành cho khu vực lao động chính thức là chưa phù hợp; Thứ hai, dành khoản kinh phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân; Thứ ba, dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ tiền đi lại, tiền xét nghiệm, hỗ trợ tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.

Thu Thương (Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)

Tin cùng chuyên mục


Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân: Đề nghị đầu tư tuyến đường tốc độ cao Bắc Kạn- Cao Bằng(10/01/2022)

Quốc hội thảo luận tại Tổ về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ(10/01/2022)

Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV: Thảo luận ở Tổ về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội(06/01/2022)

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV(04/01/2022)

Chuẩn bị tốt các điều kiện tham gia Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khóa XV(03/01/2022)

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri chuyên đề trước Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV(02/01/2022)

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát về công tác quy hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh(27/12/2021)

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch tại huyện Pác Nặm(23/12/2021)

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch tại huyện Chợ Mới(23/12/2021)

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn tiếp xúc cử tri tại huyện Na Rì(19/11/2021)

ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP