Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc hội bàn về chế độ công vụ, công chức

( Cập nhật lúc: 16/05/2025  )

Chiều 14/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) gồm 07 chương, 52 điều (giảm 35 điều so với Luật hiện hành) gồm các nội dung cơ bản như: sửa đổi các quy định để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; tiếp tục thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ. Dự thảo Luật cũng có nhiều quy định đổi mới mạnh mẽ phương pháp tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, trí tuệ, trong phiên thảo luận có 24 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến cơ bản tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Cán bộ, công chức để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm tính đồng bộ, liên thông trong hệ thống cán bộ, công chức từ Trung ương đến cơ sở phù hợp với chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu đã thẳng thắn thảo luận, phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn nhiều nội dung, góp ý nhiều ý kiến thiết thực, cụ thể đối với: Các quy định liên quan đến nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; phân loại cán bộ, công chức; chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; chính sách đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ; quyền của cán bộ, công chức về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ liên quan đến tiền lương; văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; phương thức, thẩm quyền tuyển dụng công chức; đánh giá công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức; vấn đề liên thông công chức; vị trí việc làm và ngạch công chức; khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức...

Có đại biểu đề nghị bổ sung các quy định về chế độ làm việc từ xa, làm việc trực tuyến của cán bộ, công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính; chuyển đổi số trong thi hành công vụ; việc không xử lý cán bộ, công chức sinh con thứ ba để thống nhất với quy định của Đảng.

Cũng tại phiên họp, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giải trình một số vấn đề đại biểu nêu liên quan đến sửa đổi các quy định để liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức… Đồng thời, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.

Ái Vân
ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP