Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đổi mới tư duy trong công tác thi đua, khen thưởng

( Cập nhật lúc: 28/10/2021  )

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, buổi sáng ngày 28/10/2021, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy phát biểu tại điểm cầu Nhà Quốc hội

Bày tỏ quan điểm của mình, tại điểm cầu Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) đánh giá cao cơ quan soạn thảo trong quá trình xây dựng luật, dự thảo được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, bài bản, báo cáo tổng kết chi tiết, kỹ lưỡng theo từng nhóm vấn đề, từng hoạt động, từng nội dung thi đua...

Theo đại biểu, công tác thi đua, khen thưởng đã có những đổi mới trong tư duy. Về đổi mới cải cách thủ tục hành chính, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đi sâu phân tích, đánh giá về 05 cải cách thủ tục hành chính trong dự thảo Luật như: thành phần hồ sơ thi đua, khen thưởng; số lượng hồ sơ thi đua, khen thưởng gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xét; mở rộng các trường hợp được xét khen thưởng theo hình thức đơn giản; quy định về tăng thẩm quyền cho người đứng đầu trong quyết định các trường hợp khen thưởng cụ thể khi đã có thành tích, công trạng rõ ràng, không nhất thiết phải thông qua hội đồng bình xét thi đua; tiêu chuẩn thi đua đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, rõ ràng, định lượng được các tiêu chuẩn, theo đó giúp cho các cơ quan khi tiến hành xét thi đua giảm bớt được các thủ tục, các báo cáo...

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, đại biểu kiến nghị 03 nội dung:

Một là, tiếp tục rà soát để cải tiến hơn nữa về hồ sơ thủ tục thi đua, khen thưởng để việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng được tiến hành khẩn trương hơn.

Hai là, rà soát mở rộng thêm các trường hợp được xét khen thưởng theo hình thức thủ tục đơn giản.

Ba là, rà soát để bổ sung các danh hiệu thi đua đã rõ về thành tích, công trạng, không cần thông qua Hội đồng bình xét mà do người đứng đầu trực tiếp quyết định khen thưởng đối với các trường hợp này.

Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở, không chỉ tác động đến các cơ quan Nhà nước mà cả ngoài Nhà nước, là nội dung được rất nhiều đại biểu quan tâm. Theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, sau khi được tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2022)./.

Triệu Tuyên

Tin cùng chuyên mục


Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế(28/10/2021)

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Hữu: Đề nghị mở rộng thí điểm cơ chế đặc thù ở các địa phương, những vùng miền khác nhau(28/10/2021)

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ(27/10/2021)

Đề nghị không thực hiện thí điểm đối với hoạt động tư pháp(26/10/2021)

Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận trực tuyến về kết quả phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến(25/10/2021)

Ngày làm việc thứ 4 theo hình thức trực tuyến của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV(25/10/2021)

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT(25/10/2021)

Quốc hội cho ý kiến đối với các Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số tỉnh, thành phố (25/10/2021)

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ(25/10/2021)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn thảo luận tại Tổ về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19(22/10/2021)

ALBUM ẢNH


THỐNG KÊ TRUY CẬP